Là người Việt học tập và sinh sống tại Đức hơn 30 năm, với mong muốn trở thành cầu nối văn hóa – giáo dục giữa hai quốc gia thầy Uông Ngọc Minh là một trong số ít những người chọn cách đồng thời sống và làm việc tại hai đất nước.
“Tôi là người yêu cái đẹp, ưa khám phá những điều mới mẻ vì thế ngay từ khoảng thời gian đầu tiên sang Đức tôi đã bắt đầu hành trình đầy thú vị tìm hiểu về văn hóa nước Đức xinh đẹp được mệnh danh là trái tim của Châu Âu. Tôi đã đến và để lại dấu chân của mình trên tất cả các vùng miền của nước Đức, có cơ hội trải nghiệm nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Đức. Những chuyến đi cũng làm tôi am hiểu hơn về tính cách, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ vùng miền, nó giúp tôi hòa nhập được với nền văn hóa ở một quốc gia không nói tiếng Việt” – thầy Minh chia sẻ.
Với một người chưa bao giờ đặt chân tới Đức như tôi, câu chuyện của người thầy giáo này càng khiến tôi tò mò và thôi thúc tôi thực hiện ước mơ đến Đức. “Có nhiều người sau khi đi nước ngoài thường sẽ định cư lâu dài vì mức sống và an sinh xã hội của họ tốt hơn ở Việt Nam, vậy tại sao thầy lại chọn cách sinh sống và làm việc tại hai đất nước?”
Trước câu hỏi của tôi, thầy Minh đáp: ” Tôi được hỏi khá nhiều về vấn đề này. Tôi muốn mình trở thành cầu nối văn hóa giữa Việt Nam – CHLB Đức đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Tôi muốn học sinh Việt Nam đến Đức học tập và làm việc tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới, khám phá văn hóa của người Đức. Vì vậy tôi quyết định thường xuyên về Việt Nam để giảng dạy tiếng Đức và truyền cảm hứng cho học viên của tôi đi Đức du học nghề vừa có thể học tập và tìm hiểu văn hóa Châu Âu lại tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn khi theo học chương này. Tôi cũng yêu nghề nhà giáo, tôi muốn kể cho học viên của tôi nghe về những chuyến đi, những trải nghiệm thực tế của tôi về đất nước và con người nơi đây giúp các em tránh được những có shock văn hóa khi tới Đức”.
Bạn Lưu Thành Công một học sinh của IVES chia sẻ: “Em rất vui vì được học tiếng Đức cùng thầy Minh, thầy dạy ngữ pháp rất dễ hiểu và giải thích rất kỹ từng câu chữ, từ vựng. Đặc biệt thầy dạy cho em kỹ thuật thẩm âm để nghe hiểu, phát âm sao cho tròn con chữ, thầy dạy em ngữ điệu trong giao tiếp phù hợp với từng ngữ cảnh. Em cũng muốn cảm ơn thầy vì đã luôn tiếp thêm động lực học tập cho em, kể cho em nghe những câu chuyện, những chuyến đi và những trải nghiệp trên đất nước Đức giúp em quyết tâm hơn nữa thực hiện ước mơ du học nghề!”
Người ta thường bảo, tiếng Đức là một ngôn ngữ khó học nên tôi nghĩ việc truyền cảm hứng từ phía người thầy giáo nắm một phần rất quan trọng, tôi tin rằng với thời gian học tập và sinh sống tại Đức hơn 30 năm và kinh nghiệm giảng dạy 10 năm ở Hà Nội (từ năm 2010 đến nay) thầy Uông Ngọc Minh sẽ là một trong số những người thầy giáo truyền được cảm hứng cho học viên khi tham gia khóa học tiếng Đức tại IVES.